Tiềm năng to lớn
Qua thống kê và tổng hợp cho thấy, Big Data được hình thành chủ yếu từ 6 nguồn:
- Dữ liệu hành chính (phát sinh từ chương trình của một tổ chức, có thể là Chính phủ hay phi Chính phủ). Ví dụ, hồ sơ y tế điện tử ở bệnh viện, hồ sơ bảo hiểm, hồ sơ ngân hàng...
- Dữ liệu từ hoạt động thương mại (phát sinh từ các giao dịch giữa hai thực thể). Ví dụ, các giao dịch thẻ tín dụng, giao dịch trên mạng, bao gồm cả từ các thiết bị di động…
- Dữ liệu từ các thiết bị cảm biến như thiết bị chụp hình ảnh vệ tinh, cảm biến đường, cảm biến khí hậu…
- Dữ liệu từ các thiết bị theo dõi, ví dụ theo dõi dữ liệu từ điện thoại di động, GPS.
- Dữ liệu từ các hành vi, ví dụ như tìm kiếm trực tuyến, đọc các trang mạng trực tuyến...
- Dữ liệu từ các thông tin về ý kiến, quan điểm của các cá nhân, tổ chức, trên các phương tiện thông tin xã hội.
Khai thác Big Data là cần thiết và trở thành xu hướng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động này có thể tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt đối với các ngân hàng, dữ liệu từ Big Data có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng, thông qua các kênh phù hợp.
Tốc độ phát triển và hội nhập với các xu hướng công nghệ của Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Với hơn 30 triệu người dùng Internet, hơn 15 triệu người dùng Mobile Internet cho thấy Việt Nam đứng trước cơ hội lớn về khai thác Big Data. Đặc biệt giai đoạn 2016 - 2020, xu hướng sử dụng Smartphone và lượng người dùng Internet 3G, 4G dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, các dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông (OTT - Over the top) và truyền thông xã hội đang đóng góp hơn 80% phương thức giao tiếp online, video online và nội dung số trên mobile. Điều này sẽ biến Việt Nam là một kho “vàng” dữ liệu vô cùng lớn cho việc ứng dụng Big Data.
Cơ hội và thách thức
Các ngân hàng đều nhận ra rằng Big Data có thể mang lại sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh, quản lý của ngân hàng.
Để sớm đạt được mục tiêu ứng dụng Big Data, ngân hàng cần xây dựng chiến lược và lộ trình quản lý và khai thác tài sản dữ liệu, xây dựng nền tảng hạ tầng về dữ liệu (Data warehouse, BI, MDM) và xây dựng chính sách quản lý dữ liệu khoa học và hiệu quả.
Tiếp cận, nghiên cứu và khai thác về Big Data sẽ mang đến nhiều lợi ích cho ngân hàng trong kinh doanh như: Tiết giảm chi phí; tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm; đồng thời hỗ trợ ban lãnh đạo, cán bộ ngân hàng đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn; tiết kiệm thời gian xử lý thông tin của khách hàng và phòng chống rủi ro gian lận…
Tuy nhiên, để triển khai các giải pháp khai thác Big Data, các ngân hàng cũng gặp không ít thách thức về tài chính; chính sách, quy định của luật pháp về truy cập và sử dụng dữ liệu; trình độ khai thác và quản lý dữ liệu; hạ tầng công nghệ thông tin… Mặc dù Big Data đang có tác động sâu sắc đến chiến lược kinh doanh, marketing của Ngành Tài chính - Ngân hàng, nhưng nếu không có các công nghệ thích hợp, kiến thức và áp dụng thực tế hiệu quả, thì sẽ rất khó để các ngân hàng tối đa hóa được những lợi ích tiềm năng của Big Data.
Tiếp cận, nghiên cứu và khai thác về Big Data sẽ mang đến nhiều lợi ích cho ngân hàng trong kinh doanh như: Tiết giảm chi phí; tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm; đồng thời hỗ trợ ban lãnh đạo, cán bộ ngân hàng đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn; tiết kiệm thời gian xử lý thông tin của khách hàng và phòng chống rủi ro gian lận…
Tuy nhiên, để triển khai các giải pháp khai thác Big Data, các ngân hàng cũng gặp không ít thách thức về tài chính; chính sách, quy định của luật pháp về truy cập và sử dụng dữ liệu; trình độ khai thác và quản lý dữ liệu; hạ tầng công nghệ thông tin… Mặc dù Big Data đang có tác động sâu sắc đến chiến lược kinh doanh, marketing của Ngành Tài chính - Ngân hàng, nhưng nếu không có các công nghệ thích hợp, kiến thức và áp dụng thực tế hiệu quả, thì sẽ rất khó để các ngân hàng tối đa hóa được những lợi ích tiềm năng của Big Data.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét